KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU LÀ GÌ? CÁCH XÁC ĐỊNH KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU TRONG FACEBOOK ADS

KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU LÀ GÌ? CÁCH XÁC ĐỊNH KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU TRONG FACEBOOK ADS

Khách hàng mục tiêu là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu cần xác định trước khi xây dựng chiến lược marketing hoàn chỉnh. Đây chính là nền tảng của của chiến dịch quảng cáo hay PR thương hiệu. Trong bài viết này MRES sẽ giải đáp mọi thắc mắc về khách hàng mục tiêu là gì và tầm quan trọng cũng như cách xác định khách hàng mục tiêu hiệu quả nhất.

khach-hang-muc-tieu-la-gi-mres,vn
Ảnh: Khách hàng mục tiêu là gì?

KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU LÀ GÌ?

Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng khách hàng trong thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp bạn đang hướng tới. Nhóm khách hàng này phải có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ của bạn và có khả năng tài chính để chi trả những sản phẩm/dịch vụ ấy.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn nhầm lẫn về khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng. Hiểu đơn giản thì khách hàng tiềm năng là một phần nhỏ của khách hàng mục tiêu, họ có nhu cầu và sẽ mua sản phẩm/dịch vụ nhưng chưa quyết định mua sản phẩm.

Xác định khách hàng mục tiêu là công đoạn cần thiết trong quá trình lên kế hoạch tiếp thị của doanh nghiệp. Việc không xác định rõ khách hàng mục tiêu sẽ làm tiêu tốn thời gian và tiền bạc của công ty.

TẠI SAO CẦN PHẢI XÁC ĐỊNH KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU?

xac-dinh-khach-hang-muc-tieu-mres.vn
Ảnh: Tại sao cần phải xác định khách hàng mục tiêu?

TỐI ƯU HÓA NHÓM KHÁCH HÀNG

Khi đã xác định rõ nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu của mình, bạn sẽ tập trung hơn vào việc kết nối với chỉ một nhóm khách hàng này mà thôi. Không thương hiệu nào muốn thu hút thật nhiều khách hàng nhưng lại mờ nhạt và không để lại dấu ấn. Thay vào đó, bạn sẽ muốn tập trung thu hút một nhóm khách hàng cụ thể và nhiều khả năng sẽ trung thành với thương hiệu của bạn.

Việc xác định nhóm khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm tối đa chi phí cho các hoạt động tiếp thị, nhờ đó việc khoanh vùng các đối tượng phù hợp và chỉ tập trung vào nhóm đối tượng này dễ dàng hơn.

NẮM ĐƯỢC NHỮNG VẤN ĐỀ

Khi đã hiểu rõ được nhóm khách hàng mục tiêu của mình, bạn có thể đặt mình vào vị trí của họ và nhìn nhận vấn đề từ vị trí của khách hàng. Từ đó xác định được những vấn đề họ đang gặp phải, những khó khăn cụ thể mà họ phải vượt qua để giải quyết những vấn đề đó. Sau đó bạn có thể đưa ra giải pháp và thỏa mãn nhóm khách hàng tiềm năng của mình.

ĐƯA RA NHỮNG GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ CỦA KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU

Bằng cách nhìn nhận những trở ngại mà nhóm khách hàng mục tiêu gặp phải, bạn sẽ ở tâm thế chủ động hơn bằng cách giúp họ vượt qua những trở ngại đó. Bạn có thể biến vấn đề của khách hàng thành cơ hội bằng cách đưa ra các giải pháp có giá trị và nêu ra những lợi ích khi khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn.

ĐƯA RA NHỮNG SẢN PHẨM/DỊCH VỤ TỐT HƠN NHẮM VÀO KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU

Với sự hiểu biết chuyên sâu về nhóm khách hàng mục tiêu của mình, doanh nghiệp có thể cải thiện hoạt động tiếp thị cũng như các sản phẩm/dịch vụ mà công ty đang cung cấp.

Khi đã hiểu được nhóm khách hàng mục tiêu của mình gặp vấn đề gì, bạn có thể cải thiện dịch vụ của mình để đưa ra những giải pháp tốt hơn. Bạn cũng tìm cơ hội tiếp thị những sản phẩm/dịch vụ mới thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

VAI TRÒ CỦA KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU

khach-hang-muc-tieu-mres.vn
Ảnh: Khách hàng mục tiêu cung cấp thị trường tiềm năng.

CUNG CẤP THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG

Một nhóm nhỏ khách hàng mục tiêu sẽ tăng cơ hội mở rộng thị trường cho doanh nghiệp. Ví dụ tiêu biểu về nhóm khách hàng mục tiêu là một số ít khách hàng thân thuộc của một hãng kem không dung nạp lactose, tức không có khả năng tiêu hóa được sữa, nhưng nhóm nhỏ này có thể là một nhóm khách hàng tiềm năng cho công ty, khi họ tìm ra cách sản xuất kem không sử dụng sữa từ động vật, tức những loại sữa có nhiều lactose.

Một sản phẩm được thiết kế riêng có thể trở thành một sản phẩm “đinh” của riêng thương hiệu đó, tạo ra đặc điểm nhận dạng riêng của thương hiệu trong một thị trường đầy tính cạnh tranh.

XÂY DỰNG XU HƯỚNG TIÊU DÙNG

Một ví dụ khác về tầm quan trọng của nhóm khách hàng mục tiêu là họ có thể chia sẻ những đặc điểm riêng biệt, khiến họ có khả năng sẽ có hứng thú với sản phẩm mà bạn bán ra. Những đặc điểm này có thể là giới tính, tuổi tác, mức thu nhập, hành vi tiêu dùng, hay những đặc điểm liên quan đến lối sống, như liệu họ có quan tâm đến việc giữ gìn sức khỏe hay không?

Ví dụ, nhóm khách hàng mục tiêu của một thương hiệu giày thể thao nổi tiếng, thường là những người trưởng thành trẻ trung, khỏe khoắn, tham gia nhiều môn thể thao hơn những người cùng tuổi với họ.

XÚC TIẾN SỰ CẠNH TRANH GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP

Bằng cách tập trung vào một nhóm khách hàng mục tiêu, một công ty có thể trở thành một chuyên gia về mong muốn và nhu cầu của nhóm đó. Công ty có thể phản ứng nhanh chóng với những thay đổi trong sở thích và khuynh hướng tiêu dùng của khách hàng. Hoặc họ cũng có thể theo dõi cẩn thận các nỗ lực nhằm thu hút nhóm khách hàng này từ phía công ty đối thủ.

Nhìn chung, nhóm khách hàng mục tiêu của một công ty sẽ đóng vai trò như một rào cản đối với các công ty đối thủ trong cùng một thị phần khách hàng. Vì vậy, vai trò quan trọng của nhóm khách hàng tiềm năng là duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

CÁCH XÁC ĐỊNH KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU TRONG FACEBOOK ADS

Facebook Ads là một trong những nền tảng quảng cáo trên mạng xã hội phổ biến nhất. Việc xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu trong Facebook Ads sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí cho mỗi khách hàng mới bằng cách hạn chế những khoản chi phí không cần thiết cho những đối tượng khách hàng không có khả năng tạo ra doanh thu.

Các nhà quảng cáo thường xác định khách hàng mục tiêu trong Facebook Ads theo 4 yếu tố chính:

Độ tuổi: Cần xác định được khách hàng có độ tuổi bao nhiêu thì sẽ có nhu cầu và sử dụng được sản phẩm/dịch vụ của bạn cung cấp.

Vị trí địa lý: Xác định khách hàng mục tiêu của bạn đang ở đâu, ở vùng nông thôn hay ở trong những thành phố lớn, khoảng cách từ họ đến chỗ bạn là bao xa.

Sở thích: Nắm bắt được sở thích của khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng giúp xác định khách hàng mục tiêu chính xác nhất. Ví dụ nếu bạn kinh doanh điện thoại di động thì nên nhắm vào những đối tượng có sở thích xem các kênh, tạp chí về công nghệ.

Thu hẹp đối tượng: Việc thu hẹp đối tượng giúp quảng cáo của bạn tiếp cận khách hàng một cách chính xác hơn, loại bỏ được những khách hàng có sở thích về lĩnh vực của bạn kinh doanh nhưng không có khả năng tài chính để sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Lúc này bạn cần thu hẹp đối tượng lựa chọn và chọn lọc những khách hàng vừa có sở thích với sản phẩm của bạn, vừa có tài chính ổn định để có thể sử dụng sản phẩm/dịch vụ đó.

Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu được khái niệm khách hàng mục tiêu là gì, vai trò cũng như cách xác định khách hàng mục tiêu trong Facebook Ads. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích cho các bạn trong việc nhắm chọn đối tượng mục tiêu hiệu quả.

>>Xem thêm: 8 bước chạy quảng cáo Facebook Ads hiệu quả.

08 BƯỚC CƠ BẢN ĐỂ CHẠY QUẢNG CÁO FACEBOOK HIỆU QUẢ

 

MRES MEDIA – GIẢI PHÁP DIGITAL MARKETING CHO NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *